Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng đã mất mang lại hiệu quả cao cũng như tiết kiệm được chi phí và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cụ thể về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết trước khi quyết định có nên thực hiện cầu răng sứ hay không?
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ hay còn gọi là trồng răng bắc cầu là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này dựa trên cơ chế sử dụng hai chiếc răng bên cạnh chiếc răng đã mất để làm điểm tựa và chụp một cầu sứ lên trên. Cầu sứ sẽ bao gồm 2,3 hoặc 4 chiếc răng gắn liều với nhau trong đó, hai bên răng đã mất sẽ được sử dụng làm trụ đỡ cho cầu răng.
Có 2 loại vật liệu để làm cầu răng sứ:
+ Cầu răng toàn sứ: được làm từ 100% vật liệu sứ, có khả năng chịu lực ăn nhai tốt và có tính thẩm mỹ cao.
+ Cầu răng kim loại: Khung sườn bên trong được làm từ kim loại phổ biến là Titan và lớp sứ phủ bên ngoài. Chúng có khả năng chịu lực nhai tốt nhưng dễ bị đen viền nướu.
Tìm hiểu thêm phương pháp: Cấy ghép Implant tức thì khi mới mất răng.
Đối tượng sử dụng cầu răng sứ?
Những đối tượng có thể sử dụng phương pháp cầu răng sứ như:
+ Người bị mất răng xen kẽ hoặc mất 1-3 răng liền kề nhau.
+ Người bị mất răng nhưng các răng bên cạnh vẫn khỏe mạnh có thể sử dụng và mài làm trụ cầu.
+ Người bị mất răng nhưng sức khỏe không đảm bảo để thực hiện trồng răng Implant.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố dưới đây để quyết định có thực hiện bắc cầu răng sứ cho người bệnh hay không:
+ Tình trạng cơ thể người bệnh khỏe mạnh.
+ Răng làm trụ đảm bảo độ chắc khỏe, răng hàm đối diện trong tình trạng tốt.
+ Phần lợi ở vùng mất răng săn chắc, không bị viêm.
+ Trụ được bám chắc bởi xương hàm, được tính toán kỹ lưỡng để mang cầu răng.
Các loại cầu răng sứ hiện nay
Loại cầu răng | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Cầu răng sứ truyền thống | Gồm 2 mão răng chụp lên trụ răng 2 bên nối giữ răng giả để thay thế. | -Thời gian thực hiện từ 2-3 ngày.
– Độ thẩm mỹ cao. – Chi phí hợp lý. |
– Ảnh hưởng đến tủy nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề yếu.
– Không áp dụng với đối tượng mất răng số 7 do răng số 8 không đủ tiêu chuẩn làm trụ. |
Cầu răng sứ nhảy | Răng trụ chỉ nằm ở một đầu, nhịp cầu nằm ở phía còn lại và không nối với một răng trụ nào khác. | – Cần ít răng trụ hơn nên tiết kiệm mô răng.
– Cung răng ổn định hơn. – Chi phí phù hợp. |
– Hạn chế độ dài cầu răng.
– Không phù hợp với răng hàm vì có thể ảnh hưởng đến trụ răng thật. – Khi bị tác động mạnh, răng trụ có thể bị nghiêng. |
Cầu răng sứ cánh dán | Gồm răng giả và dải kim loại được gắn vào mặt trong. | – Kỹ thuật đơn giản.
– Bảo tồn được răng thật. |
– Trụ răng bị tối màu theo thời gian ở phần kim loại.
– Có thể hủy liên kết giữa các nhịp cầu. – Hạn chế với trường hợp khớp cắn sâu, cắn chéo. – Cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định có nên áp dụng hay không? |
Cầu răng Composite | Nối cầu răng làm bằng Composite và đặc trực tiếp vào khoảng răng bị mất. | – Kỹ thuật đơn giản.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng.
|
– Chỉ hiệu quả với trường hợp mất 1-2 răng.
– Cẩn thận khi lựa chọn chất liệu cũng như cơ sở thực hiện. |
Cầu răng sứ trên trụ Implant | Là sự kết hợp giữa cầu răng sứ và trồng răng Implant.
– Bác sĩ sẽ cấy trụ xuống phần xương hàm sau đó gắn cầu răng sứ lên trên. |
– Dễ dàng vệ sinh.
– Không ảnh hưởng đến răng thật. – Không cần mài răng, bọc răng, thiết kế cấu trúc hỗ trợ. – Tuổi thọ cao. – Có thể tồn tại suốt đời nếu biết cách chăm sóc. |
– Nếu đặt quá nhiều trụ Implant gần nhau sẽ xảy ra biến chứng.
– Chân răng bị yếu đi khi mảng bám dính quá nhiều vào bề mặt và nướu răng. – Không áp dụng với những đối tượng dưới 17 tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tâm thần, tim mạch… |
Ưu nhược điểm của cầu răng sứ
Ưu điểm
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình với những ưu điểm nổi bật như:
Cải thiện chức năng nhai
Theo khảo sát, khách hàng sau khi làm cầu răng sứ sẽ cho khả năng ăn nhai đến 80% so với răng thật do răng được thiết kế từ vật liệu sứ nguyên khối, đảm bảo chắc chắn trong môi trường biến nhiệt của khoang miệng.
Sau khi phục hình, bạn có thể thoải mái ăn nhai các món yêu thích. Tuy nhiên, cần chú ý những ngày đầu khi mới thực hiện xong, nên ăn những loại đồ ăn không quá cứng tránh ảnh hưởng đến độ ổn định của răng.
Thời gian thực hiện nhanh chóng
Thông thường chỉ mất khoảng 5-7 ngày là hoàn tất quy trình gắn cầu răng sứ.
Khôi phục khả năng thẩm mỹ
Răng có màu sắc và hình dạng với răng thật nên người bệnh có thể hoàn toàn tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống, công việc…
Tiết kiệm chi phí
So với phương pháp trồng răng Implant, chi phí của làm cầu răng sứ khá phù hợp, giúp người bệnh tiết kiệm được đáng kể chi phí phục hình mất răng.
Nhược điểm
Không ngăn tiêu xương hàm
Cầu răng sứ không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do chỉ có bản chất của phương pháp này là làm trụ trên răng thật liền kề nên chỉ đáp ứng phần thân răng chứ không có phần chân răng, không thể khiến xương hàm phát triển, lâu dần sẽ gây tiêu xương thậm chí gây tụt nướu, lộ chân răng trụ gây mất thẩm mỹ vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào trụ răng.
Mức độ xâm lấn cao
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ phải mài hai răng kế cận răng đã bị mất để làm trụ răng. Sau một thời gian, các răng trụ này sẽ dần suy yếu và không thể nâng đỡ cầu răng sứ nữa. Khi đó, bác sĩ buộc phải mài các răng khỏe mạnh tiếp theo để làm cầu răng mới. Như vậy, sẽ mất nhiều răng hơn.
Hạn chế đối tượng thực hiện
Phương pháp cầu răng sứ không thể áp dụng cho nhiều trường hợp như đối tượng mất răng số 7, nếu không có răng số 8 hoặc răng số 8 bị lệch, chân răng số 8 yếu thì không thể làm cầu răng sứ được.
Bên cạnh đó, để thực hiện cầu răng sứ, khách hàng cần có sức khỏe răng miệng tốt, không gặp các bệnh lý như viêm nướu, tủy răng…
Xem thêm: Trồng răng bắc cầu là gì? Trồng răng bắc cầu có tốt không?
Yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của cầu răng sứ
Tuổi thọ của cầu răng sứ được quyết định bởi những yếu tố sau đây:
Chất lượng cùi răng
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phải mài 2 răng bên cạnh để bắc cầu. Do đó, những chiếc răng này phải đáp ứng tiêu chuẩn để có thể làm cùi răng và xương hàm không bị tiêu. Nếu răng đủ khỏe, khi đặt mão sứ lên sẽ giữ được lâu dài, không xảy ra tình trạng cầu răng bị hở, sứt mẻ, vỡ.
Nếu cùi răng đang lung lay hay gặp các bệnh lý răng miệng thì mão sứ sẽ không đảm bảo được hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của cầu răng sứ.
Chất liệu mão sứ
Cầu răng sứ có bền lâu được hay không đều phụ thuộc vào chất lượng của mão sứ. Do đó, hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được trải nghiệm chất liệu mão sứ cao cấp, chất lượng.
Tay nghề của bác sĩ
Cầu răng sứ tuy không phải là kỹ thuật nha khoa phức tạp nhưng tay nghề của bác sĩ thực hiện lại là yếu tố quan trọng quyết định độ bền của răng sứ. Nếu bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng của người bệnh và sẽ mài cùi chính xác, lắp ráp răng sứ cần thận đảm bảo hiệu quả điều trị.
Ngược lại, nếu bác sĩ tay nghề yếu, ít kinh nghiệm sẽ khiến quá trình bắc cầu răng sức diễn ra phức tạp, có nguy cơ xảy ra biến chứng. Thậm chí, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm hơn như nguy hại tủy răng, mất răng…Ngoài ra, nếu tỉ lệ mài răng quá tí, cầu răng không đủ vững gây cộm vướng làm ảnh hưởng đến chức năng nhai sau khi điều trị.
Tốc độ tiêu xương hàm
Cầu răng sứ thường không có khả năng giúp ngăn ngừa tiêu xương hàm mà chỉ giúp mà chậm đi quá trình tiêu xương. Do cơ địa của từng người mà mức độ và thời gian tiêu xương sẽ khác nhau. Nếu phát hiện xương hàm có dấu hiệu tiêu đi thì trụ răng để làm cầu không còn vững chắc, làm suy giảm nhanh chóng độ bền của cầu răng sứ.
Cách chăm sóc sau khi phục hình
Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày và chế độ ăn uống của người bệnh sau khi thực hiện phục hình ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của cầu răng sứ.
+ Người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khoa học để loại bỏ hết thức ăn giắt vào kẽ răng, ngăn ngừa mảng bám, hạn chế sâu răng, viêm nha chu hoặc viêm nướu.
+ Tăng cường nhiều rau củ có nhiều chất xơ cùng vitamin, khoáng chất giúp làm sạch răng tự nhiên và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để răng nướu luôn khỏe mạnh.
+ Không nên ăn đồ quá dai, quá cứng và loại bỏ những thói quen xấu như sử dụng răng để cắn, xé bao bì…vì nó rất dễ làm mẻ, vỡ răng.
Lựa chọn địa chỉ làm cầu răng sứ uy tín tại Hà Nội
Để việc làm cầu răng sứ được an toàn, thẩm mỹ thì bạn cần lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, lâu đời. Với gần 20 năm kinh nghiệm, Nha khoa Thúy Đức là nơi được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhất tại Hà Nội hiện nay.
Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm
Ra đời từ năm 2006 bởi tiến sĩ Phạm Văn Việt – Nguyên trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt của bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, đến nay, nha khoa Thúy Đức tiếp tục kế nghiệp với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.
Nha khoa Thúy Đức luôn tiên phong trong việc đầu tư những máy móc hiện đại, tiên tiến nhất như máy quét dấu răng hàm iTero 5D, máy chụp Vatech Pax-i, máy nhổ răng khôn…giúp cho việc thăm khám và điều trị cho người bệnh một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Đội ngũ bác sĩ tại đây đều tốt nghiệp từ khoa Răng Hàm Mặt tại trường đại học Y Hà Nội, đã có nhiều năm công tác với sự tận tâm, chu đáo với bệnh nhân.
Quy trình thực hiện cầu răng sứ tại nha khoa Thúy Đức
Bước 1: Bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.
Bước 2: Khách hàng ký hợp đồng cam kết để đảm bảo quyền lợi.
Bước 3: Làm sạch sẽ răng miệng
Bước 4: Bác sĩ gây tê vùng răng cần điều trị và thực hiện mài cùi răng.
Bước 5: Lấy dấu hàm. Dựa vào số răng bị mất của người bệnh, bác sĩ sẽ mài số lượng răng thật làm trụ. Sau khi mùi cùi 2 bên răng, bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ tạm thời để đảm bảo thẩm mỹ trong lúc đợi mão răng chính thức.
Bước 6: Gắn cầu răng sứ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem phần mão răng có khớp với trụ răng không, có bị lệch không.
Bước 7: Kiểm tra lại và lên lịch tái khám.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cầu răng sứ. Hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi quyết định thực hiện phương pháp phục hình này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay tới nha khoa Thúy Đức để được giải đáp miễn phí.